vị trí tác dụng các huyệt đạo
PHONG LONG
Tên Huyệt:
Huyệt ở chỗ cơ nhục đầy đủ (Phong Long ), vì vậy gọi là Phong Long (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
Đặc Tính:
Huyệt Lạc.
Vị Trí:
ỉnh mắt cá chân ngoài lên 8 thốn hoặc lấy huyệt ở điểm giữa nếp kheo chân và mắt cá chân ngoài.
Giải Phẫu:
Dưới da là khe giữa cơ duỗi chung các ngón chân và cơ mác bên ngắn, ở sâu là cơ duỗi dài riêng ngón chân cái, xương mác.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chầy trước và nhánh của dây thần kinh cơ-da.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác Dụng:
Hòa Vị khí, hóa đờm thấp.
Chủ Trị : Trị ho đờm, chóng mặt, suyễn, khó thở, ngực trướng, chi dưới tê liệt, cước khí, đầu đau.
Châm Cứu:
Châm thẳng, mũi kim hướng về phía trong, sâu 1-1, 5 thốn - Cứu 5-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
Tham Khảo:
(Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ghi: “Bệnh nhiệt làm cho chân tay nặng nề, đó là Trường Vị bị nhiệt, dùng kim số 4 châm các huyệt Du (của kinh Tỳ + Vị) và các huyệt ở ngón chân dưới, tìm quan hệ khí ở các lạc của kinh Vị [ là huyệt Phong Long ] (LKhu.23, 28).
PHONG MÔN
Tên Huyệt:
Người xưa cho rằng phong khí (phong) thường xâm nhập vào cơ thể qua huyệt này (như cái cửa = môn), vì vậy gọi là Phpng Môn.
Tên Khác:
Bối Du, Nhiệt Phủ
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính
+ Huyệt thứ 12 của kinh Bàng Quang.
+ Nhận một mạch phụ của Đốc Mạch.
+ Hội của kinh Bàng Quang với Mạch Đốc.
Vị Trí:
Dưới mỏm gai đốt sống lưng 2, ra ngang 1, 5 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là cơ thang, cơ trám (hoặc cơ thoi), cơ răng bé sau-trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài, cơ đầu dài, cơ bán gai của đầu, cơ ngang sườn, bên trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, dây thần kinh gian sườn 2, nhánh của dây sống lưng 2.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
Tác Dụng:
Khu phong tà, giải biểu.
Chủ Trị:
Trị Cảm mạo, phế Quản viêm, vùng lưng và vai đau, cổ gáy vẹo.
Châm Cứu:
Châm xiên về phía cột sống 0, 5 - 0, 8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú: - Không châm sâu vì có thể đụng phổi.
- Bên Trái gọi là Phong Môn, bên PHải gọi là Nhiệt Phủ (Tuần Kinh).
Tham Khảo:
(Theo thiên ‘Thích Nhiệt Huyệt’ (TVấn.32): Phong Môn là một trong nhóm huyệt dùng để tả tà nhiệt ở ngực (các huyệt khác là Đại Cự (Ty.27), Trung Phủ (P.1), Khuyết Bồn - Vi.12). ( “Khi lỗ chân lông không đóng lại đủ, phong tà nhập vào huyệt Phong Môn, gây chảy nước mũi trong, pHải bổ Phong Môn” (Biển Thước Tâm Thư’).
(“Phong Môn chủ trị cảm hàn gây ho” (Ngọc Long Ca).
PHONG THỊ
Tên Huyệt:
Thị chỉ sự tụ tập. Huyệt có tác dụng trị phong thấp gây nên tê, bại liệt chi dưới, là nơi tụtập của phong khí. Huyệt có tác dụng khứ được phong tụ đi vì vậy gọi là Phong Thị (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Thùy Thư.
Xuất Xứ:
Trữu Hậu Phương.
Đặc Tính:
Huyệt thứ 31 của kinh Đởm.
Vị Trí:
Xuôi cánh tay thẳng xuống đùi, ép ngón tay vào bờ sau cơ căng cân đùi, huyệt ở đầu ngón tay giữa áp lên đùi, trên nếp nhượng chân 7 thốn, giữa gân cơ nhị đầu đùi và cơ rộng giữa.
Giải Phẫu:
Dưới da là bờ sau cân đùi và cơ rộng ngoài bờ trước cơ 2 đầu đùi, cơ rộng giữa, xương đùi. Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh mông trên, các nhánh dây thần kinh đùi và nhánh dây thần kinh hông. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2.
Tác Dụng:
Khu phong, tán hàn thấp, làm mạnh gân cốt, điều khí huyết.
Chủ Trị:
Trị chi dưới liệt, vùng lưng và chân đau, thần kinh tọa đau.
Châm Cứu:
Châm thẳng 1 - 1, 5 thốn. Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút
Tham Khảo:
(”Cứu cước khí: Phong Thị 2 huyệt” (Ngoại Đài Bí Yếu).
(”Huyệt Phong Thị là huyệt chủ yếu trị chứng phong tý đau nhức” (Cảnh-Nhạc Toàn Thư).
(”2 chân tê, chân và gối không có lực, châm Phong Thị 0, 5 thốn, bổ nhiều tả ít, lưu kim 5 hô” (Y Học Cương Mục).
(“ Huyệt Phong Thị, theo sách Giáp Ất Kinh nguyên là 1 Kỳ Huyệt, sau này sách Châm Cứu Đại Thành mới nhập vào kinh túc Thiếu Dương Đởm” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
(”Phong Thị chủ trị đùi bị trúng phong, 2 gối không có sức, cước khí” (Thập Tứ Kinh Yếu Huyệt Chủ Trị Ca).
PHONG TRÌ
Tên Huyệt:
Huyệt được coi là ao (trì) chứa gió (phong) từ ngoài xâm nhập vào, vì vậy gọi là Phong Trì.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ (LKhu.23).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 20 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với mạch Dương Duy.
Vị Trí:
Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.
Giải Phẫu:
Dưới da là góc tạo nên bởi cơ thang và cơ ức-đòn-chũm, đáy là cơ gối đầu và cơ đầu dài, đáy hộp sọ.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cổ 2, nhánh của dây thần kinh chẩm lớn và nhánh của dây thần kinh dưới chẩm.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
Tác Dụng:
Khu phong, Giải biểu, thanh nhiệt, thông nhĩ, minh mục, sơ tà khí.
Chủ Trị:
Trị đầu đau, cổ gáy cứng, ca?m mạo, chóng mặt, mắt hoa, tai ù, huyết áp cao, các bệnh ở não.
Châm Cứu:
Châm thẳng, ngang với trái tai, hơi hướng xuống dưới, hướng mũi kim về mắt bên kia, sâu 0, 5 - 1 thốn, hoặc châm xiên thấu Phong Trì bên kia.
PHÙ BẠCH
Tên Huyệt:
Phù chỉ vùng trên cao; Bạch = sáng rõ. Huyệt nằm ở vị trí trên cao nhìn thấy rõ, vì vậy gọi là Phù Bạch (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Thiên’ Khí Huyệt Luận’ (TVấn.58).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 10 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với kinh Thái Dương và Thủ Thiếu Dương.
Vị Trí:
Tại bờ trên chân vành tai, trong chân tóc 01 thốn. Hoặc lấy tỉ lệ 1/3 trên và 2/3 dưới của đoạn nối huyệt Thiên Xung và Hoàn Cốt.
Giải Phẫu:
Dưới da là xương thái dương.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
Chủ Trị:
Trị tai ù, điếc, răng đau, amygdale viêm.
Châm Cứu:
Châm dưới da 0, 3 - 0, 5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
PHÙ ĐỘT
Tên Huyệt:
Phù = giống như 4 ngón tay nằm ngang = 3 thốn; Đột ý chỉ cuống họng. Huyệt ở cách cuống họng 3 thốn, vì vậy gọi là Phù Đột (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Phò Đột, Thuỷ Đột, Thuỷ Huyệt.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 18 của kinh Đại Trường.
+ Huyệt đặc hiệu dùng trong trường hợp mất tiếng.
+ 1 trong nhóm huyệt Thiên Dũ (‘Thiên Dũ Ngũ Bộ’ gồm: Nhân Nghênh (Vi.9) + Phù Đột (Đtr.18) + Thiên Dũ (Ttu.16) + Thiên Phủ (P.3) + Thiên Trụ (Bq.12) (LKhu 21, 20).
Vị Trí:
Trên cơ ức đòn chũm, trên đường ngang qua bờ trên sụn giáp trạng, ngang ra 3 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới huyệt là cơ bám da cổ, bó ức và bó đòn của cơ ức-đòn-chũm, các cơ bậc thang, chỗ bám vào xương của cơ góc.
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh cơ da-cổ, nhánh ngoài của dây thần kinh sọ não số XI, các nhánh của đám rối thần kinh cổ sâu.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
Chủ Trị: Trị bụng đau, tắc tiếng nói, suyễn, ho.
Châm Cứu:
Châm thẳng sâu 0, 5 - 1 thốn, Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
PHÙ KHÍCH
Tên Huyệt:
Huyệt nằm ở khe (khích) nổi rõ (phù) vì vậy gọi là Phù Khích (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Phù Ky, Thích Trung.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
Huyệt thứ 38 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí
Trên nhượng chân 1 thốn, ở trong góc tạo bởi cơ 2 đầu đùi và bờ ngoài cơ bán mạc.
Giải Phẫu:
Dưới da là góc giữa 2 cơ bán mạc và cơ 2 đầu đùi, mặt sau đầu dưới xương đùi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh hông.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
Chủ Trị:
Trị Bàng Quang viêm, táo bón, Vị Trường viêm cấp tính, chi dưới liệt.
Châm Cứu:
Châm thẳng 1-1, 5 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
Tham Khảo:
(Thiên ‘Thích Yêu Thống' ghi: Lưng đau không thể cúi ngư?a, do mang nặng làm tổn thương vùng thắt lưng, ác huyết tụ lại đó, châm ở khoa?ng huyệt Phù Khích, cho ra máu (TVấn.41, 20).
(”Không nằm được: chọn Phù Khích” (Giáp Ất Kinh).
PHỤ PHÂN
Tên Huyệt:
Phụ = ngang; Phân = vận hành. Huyệt là nơi mà đường kinh (Bàng Quang) theo huyệt Đại Trữ xuất ra, xuất ra nhưng không vận hành (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 41 của kinh Bàng Quang.
+ Nhận một mạch phụ từ kinh Thủ Thái Dương đến.
Vị Trí:
Dưới gai sống lưng 2, đo ra 3 thốn, cách ngang huyệt Phong Môn 1, 5 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là cơ thang, cơ nâng vai, cơ trám, cơ răng bé sau-trên, cơ chậu sườn -ngực, cơ gian sườn 2, bên trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của dây thần kinh chẩm lớn, nhánh của đám rối cánh tay, các nhánh của dây thần kinh gian sườn 2.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
Chủ Trị:
Trị vai và cổ lưng đau nhức, cánh tay tê cứng, khủy tay tê mỏi.
Châm Cứu:
Châm xiên sâu 0, 5 - 0, 8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
Ghi Chú: Không châm sâu quá.
PHỦ XÁ
Tên Huyệt:
Phủ = lục phủ. Bụng là nơi chứa (xá) của các tạng phủ, vì vậy gọi là Phủ Xá (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 13 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Hội của Túc Quyết Âm Can + Thái Âm Tỳ + Âm Duy Mạch.
+ Huyệt Khích của Thái Âm.
+ Biệt của Tam Âm, Dương Minh.
Vị Trí:
Xác định huyệt Xung Môn (Ty.12) đo lên 0, 7 thốn, cách ngang đường giữa bụng 4 thốn, trên nếp bẹn, phía ngoài động mạch đùi, ở khe giữa 2 bó cơ đái chậu.
Giải Phẫu:
Dưới da là khe giữa 2 bó của cơ đái-chậu-xương đùi.
Thần kinh vận động cơ là các ngành ngang của đám rối thắt lưng.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1.
Chủ Trị:
Trị ruột dư viêm, phần phụ viêm, đau do thoát vị.
Châm Cứu:
Châm thẳng 1-1, 5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú:
· Tránh châm vào động mạch.
· Có thai: không châm.
PHÚC AI
Tên Huyệt:
Huyệt được dùng (chỉ định) khi bụng (phúc) bị đau đớn (ai), vì vậy gọi là Phúc Ai (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 16 của kinh Tỳ.
+ Huyệt chung với Âm Duy Mạch, từ đó Âm Duy rời kinh Tỳ để sang kinh Can ở huyệt Kỳ Môn.
Vị Trí:
Tại giao điểm của đường thẳng ở đầu ngực và đường ngang rốn (huyệt Đại Hoành -Ty.15), từ đó đo lên 3 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là cơ chéo to của bụng, cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, mạc ngang, phúc mạc, đại trường ngang, bờ gan hoặc bờ dưới lách.
Thần kinh vận động cơ là do 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.
Chủ Trị:
Trị bụng đau, táo bón, l, tiêu hóa kém.
Phối Huyệt:
Phối Thái Bạch (Ty.3) trị ăn không tiêu (Tư Sinh Kinh ).
Châm Cứu:
Châm thẳng 1-1, 5 thốn. Cứu 5-7 tráng, Ôn cứu 10-15 phút.
Ghi Chú:
Không châm sâu quá, không chếch mũi kim ngược lên vì dễ gây tổn thương gan hoặc lách.
PHÚC KẾT
Tên Huyệt:
Huyệt là nơi khí của lục phủ kết tụ lại bên trong bụng, vì vậy gọi là Phúc Kết (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Dương Quật, Khúc Quật, Trường Kết, Trường Quật.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 14 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Hội với Âm Duy Mạch.
Vị Trí:
Nơi gặp nhau của đường dọc qua núm vú và đường ngang qua rốn, dưới rốn 01 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là cơ chéo to của bụng, mạc ngang, phúc mạc, đại trường lên hoặc xuống.
Thần kinh vận động cơ do 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12.
Chủ Trị:
Trị quanh rốn đau, đau do thoát vị, tiêu cha?y.
Châm Cứu:
Châm thẳng 1-1, 5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú: Có thai: không châm sâu.
PHỤC LƯU
Tên Huyệt:
Mạch khí của kinh Thận khi đến huyệt Thái Khê thì đi thẳng lên rồi quay trở về phía sau mắt cá chân trong 2 thốn và lưu ở đấy, vì vậy gọi là Phục Lưu (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Ngoại Du, Ngoại Mạng, Ngoại Mệnh, Phục Bạch, Xương Dương.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Bản Du’ (LK2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 7 của kinh Thận.
+ Huyệt Kinh, thuộc hành Kim, huyệt Bổ.
Vị Trí:
Giữa mắt cá chân trong và gân gót (huyệt Thái Khê (Th.3) đo thẳng lên 2 thốn, trong khe của mặt trước gân gót chân và cơ gấp dài riêng ngón cái.
Giải Phẫu:
Dưới da là khe giữa bờ trên gót chân, mặt sau cơ gấp dài ngón chân cái, mặt sau đầu dưới xương chầy.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
Tác Dụng:
Thanh thấp nhiệt, lợi Bàng quang, tư Thận, nhuận táo, điều Thận khí, khư? thấp, tiêu trệ.
Chủ Trị:
Trị lưng đau, chi dưới liệt, tiêu chảy, mồ hôi trộm, Thận viêm, tinh hoàn viêm.
Châm Cứu:
Châm thẳng hoặc xiên, sâu 0, 8 - 1, 2 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
Tham Khảo:
(Thiên ‘Tạp Bệnh’ ghi: “Cổ họng khô, trong miệng nóng như có keo, thủ kinh túc Thiếu âm [huyệt Bổ của kinh Túc Thiếu Âm - Phục Lưu] (LKhu.26, 5).
(Thiên ‘Khẩu Vấn’ ghi: “...Nếu trong Vị bị nhiệt thì trùng bị động, trùng động thì Vị bị hoãn, Vị bị hoãn thì huyệt Liêm Tuyền khai, vì thế nước dãi bị chảy ra, châm bổ kinh túc Thiếu Âm [Phục Lưu] (LKhu.28, 26).
PHỤC THỐ
Tên Huyệt:
Huyệt ở đùi, có hình dạng giống như con thỏ (thố) đang nằm phục ở đó, vì vậy gọi là Phục Thố.
Tên Khác:
Ngoại Câu, Ngoại Khâu, Phục Thỏ.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
Đặc Tính:
Huyệt thứ 32 của kinh Vị.
Vị Trí:
Ở điểm cách góc trên phía ngoài xương bánh chè 6 thốn, bờ ngoài cơ thẳng trước, bờ trong cơ rộng ngoài. Hoặc bàn tay úp lên đầu gối, các ngón tay khép lại, để ngay giữa lằn cổ tay thứ nhất lên trên giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa áp lên da chân ở đầu, nơi đó là huyệt.
Giải Phẫu:
Dưới da là bờ ngoài cơ thẳng trước, bờ trong cơ rộng ngoài, cơ rộng giữa, xương đùi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
Chủ Trị:
Trị chi dưới đau và liệt, nửa người liệt, khớp gối viêm.
Châm Cứu:
Châm thẳng sâu 1 - 1, 5 thốn, Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
QUAN MÔN
Tên Huyệt:
Huyệt có tác dụng trị tiêu chảy, các chứng tiết ra làm cho quan hộ không đóng lại được, vì vậy gọi là Quan Môn (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Quan Minh.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
Huyệt thứ 22 của kinh Vị.
Vị Trí:
Trên rốn 3 thốn, cách đường giữa bụng 2 thốn, ngang huyệt Kiến Lý (Nh.11).
Giải Phẫu:
Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, trong ổ bụng là đại tràng ngang.
Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.
Chủ Trị:
Trị bụng đầy, tiêu hóa bị rối loạn, ruột sôi, tiêu cha?y, phù thũng.
Phối Huyệt:
1. Phối Thần Môn (Tm.7) + U?y Trung (Bq.40) trị tiểu són (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Thần Môn (Tm.7) + Trung Phủ (P.1) trị tiểu nhiều (Thiên Kim Phương).
Châm Cứu:
Châm thẳng sâu 1 - 1, 5 thốn - Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
QUAN NGUYÊN DU
Tên Huyệt:
Huyệt có tác dụng đưa (du) kinh khí vào huyệt Quan Nguyên, vì vậy gọi là Quan Nguyên Du.
Tên Khác:
Đại Trung Cực.
Xuất Xứ:
Thánh Huệ Phương.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 26 của kinh Bàng Quang.
+ Nhận được 1 mạch từ huyệt Quan Nguyên của Nhâm Mạch
Vị Trí:
Dưới đốt sống thắt lưng 5, đo ngang ra 1, 5 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương sống.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, dây thần kinh
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- DƯỢC LIỆU NAM TRÀ CAO HUYẾT ĐẰNG
- CAO GẮM NAM DƯỢC LIỆU CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP GOUT
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(26)
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(25)
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(24)
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(23)
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(22)
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(21)
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(20)
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(19)
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(16)
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(15)