Giới thiệu về

Giới thiệu

NHÓM "Tri Ân Đồng Đội" CCB- F7-QĐ 4 và CCB P4 Phú Nhuận

* NỖI ĐAU CHIẾN TRANH

Hàng triệu Anh Hùng Liệt Sĩ đã anh dũng hy sinh để Bảo Vệ Tổ Quốc cho Đất nước nở hoa.Nhưng đến nay đã gần nửa thế kỷ,gần hai mươi ngàn ngày nỗi đau của các Mẹ,các Chị,Thân Nhân của những người "Ra đi từ đó không về" chưa được xoa dịu bởi chưa biết các Anh nay đang nằm đâu ???.Chúng tôi chia sẻ cùng Người Đưa Đò mong sớm tìm được các Anh...

Hình ảnh đã thực hiện

Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ quảng cáo

ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(20)

12. Đại táo còn gọi Táo đen

Táo tàu, Táo đỏ cùng tên thuốc này

Không độc, ôn, ngọt tốt thay

Chuyên nhập tỳ, vị nên hay được dùng

Tác dụng ích khí, bổ trung

An thần, dưỡng huyết, khiếu thông, đẹp người

Hòa giải dược tính tốt rồi

Bổ trợ giúp sức cho muối hai kinh 

Tỳ, vị hư nhược dùng nhanh

Tâm phiền, mất ngủ, kém ăn uống vào 

Khí huyết tân dịch tiêu hao

Tứ chi nặng nhọc hãy lao đi tìm 

Chữa tả, lỵ mạn đáng tin

Có thai đau bụng chị em nên dùng

 Thấp hoặc khí trệ coi chừng

Trẻ nhỏ bụng ỏng, da vàng không ăn

Đại táo kỵ Hành, Cá tanh

Ăn nhiều Đại táo dễ thành răng đau.

 

13. Linh chi sáu loại khác nhau

Đỏ, xanh, đen, trắng, tím, màu hoàng chi

 Linh chi không độc hại gì

Màu tím là thứ nhiều khi được dùng

 Sáu loại có tác dụng chung

Dùng lâu tăng thọ, sức cùng dẻo dai

 Tính bình, vị ngọt, dễ xài

Nhập vào ngũ tạng như bài “thuốc tiên”

Tác dụng an thần dưỡng tim 

Bổ khí, dưỡng huyết, não thêm kiện toàn

Bồi bổ cơ thể an khang

 Sự trao đổi chất lại càng mạnh lên

Huyết áp ổn định vững bền

Tăng cường trí nhớ và kèm thông minh

Chỉ khái, hen suyễn được bình

Cơ thể thời điểm mãn kinh cân bằng

Tỳ, vị hư nhược hãy dùng

Ăn kém, ngủ kém mới mong an toàn

Trị cả thấp khớp, viêm gan

Choáng váng chóng mặt lo toan tìm dùng

Chữa cho động mạch lưu thông

Khò khè, khó thở uống trong sẽ ngừa

Bệnh đường tiêu hóa đều ưa

Linh chi diệu dược nói chưa hết lời. 

 

14. Di đường đã có lâu đời

 Kẹo mầm, Kẹo mạ, cùng nòi Mạch nha

Tính ôn, vị ngọt rất ưa 

Quy kinh tỳ, phế xin thưa hai đàng

Ôn trung, bổ khí sở trường

Dạ dày thêm mạnh, phế thường nhuận hơn

Chữa bệnh ho suyễn có đờm

Trung châu hư nhược do hàn bụng đau

Ăn ít, sức lực tiêu hao

Thuốc ích khí, huyết thêm vào rất hay

Nhiễm độc Phụ tử là gay

Di đường cho uống giải ngay độc tà

Bụng bị đầy trướng tránh xa

Đừng thấy ngon ngọt ăn là hại thân.

 

15. Đinh lăng thuộc họ Nhân sâm

Hay cây Gỏi cá, dân ăn hàng ngày

Tính bình, vị ngọt rất hay

Kinh tỳ, kinh phế, ba dây quy vào

Bổ khí, ích trí quý sao

Tiêu viêm, giải độc, lợi bao nhiêu đường

Thông qua kinh nghiệm lâm sàng

Chủ trị nhiều bệnh được mang danh rồi

Rễ làm tăng lực tuyệt vời

Thần kinh suy nhược uống thời sẽ an

Ngủ, ăn kém đủ mọi phần

 Sau sinh ít sữa phải cần dùng ngay

 Khó khăn phát dục là gay

Đau lưng, đau khớp, thân cây lấy dùng

Lá chữa cảm, sốt, nhọt sưng 

Viêm đại tràng mạn hãy lùng uống đi.

 

16. Bạch biển đậu

Xem phần II. Thuốc thanh nhiệt,

Mục 5. Thuốc thanh nhiệt giải thử.

 

 17. Tam thất

Xem phần XIII. Thuốc hóa đàm chỉ khái,

Mục 2. Thuốc chỉ huyết.

 

18. Mật ong

Xem phần IV. Thuốc tả hạ,

Mục 3. Thuốc nhuận hạ.

 

2. Thuốc bổ dương

Thuốc bổ dương – chữa dương suy

Dương suy thường gặp tâm, tỳ, thận hư

Thận là tinh của mẹ cha

Là giai đoạn trước sinh ra chúng mình

Là gốc của sự trưởng thành

Toàn bộ dương khí thận sinh cho người

Duy trì sự sống tốt tươi

Thận dương suy nhược ta thời bổ ngay

Biểu hiện liệt dương rất gay

Đau lưng, mỏi gối, tiểu hay (đi) nhiều lần

Di, hoạt tinh, kém “ái ân”

Và một số phủ kỳ hằng bị hư

Tâm, tỳ dương kém nhớ cho

 Ăn uống tiêu chậm, mạch vô lực rồi

 Chân tay giá lạnh, mỏi rời

Tiêu lỏng, tự hãn, ngủ thời bất an...

Thuốc bổ dương tính nhiệt, ôn

Tân dịch hao tổn tốt hơn không dùng

 Âm hư nội nhiệt cũng đừng

Phải nên cẩn thận đề phòng là hay

 Thuốc bổ dương kê dưới đây:

 Đỗ trọng, Ba kích là cây ruột gà

 Dâm dương hoắc, Tử hà sa

Đông trùng hạ thảo cùng là Lộc nhung

Cốt toái bổ, Nhục thung dung

Cẩu tích, Tục đoạn, Tỏa dương, Hồ đào

 Thỏ ty tử với Tiên mao

Tắc kè, Hải mã đều vào bổ dương

Bồ cốt chi với Xà sàng (tử)

Vị Sa uyển tử ích gan, thận nhiều

Còn loại khoáng vật rất siêu

 Là Dương khởi thạch xin nêu để dùng 

Cửu thái tử tốt vô cùng

Ích tri (nhân), Quế nhục xếp chung một dòng.

 

1. Cốt toái bổ – cây Tổ rồng

Tổ diều, Tổ phượng một dòng mà thôi 

Nối liền gân cốt gãy rời 

Vì tác dụng ấy mà rồi thành tên

 Đắng, ôn, vào thận, vị, can

Tác dụng bổ thận, xương gân cho người

Cho nên vang tiếng nhiều đời 

 Cầm máu, chỉ thống đồng thời khu phong

Thận hư mỏi gối, đau lưng

Tai ù, tai điếc nếu dùng khỏi lo

 Khớp xương đau nhức co ro

Chấn thương đừng có đắn đo ngại ngần

Nếu mà xương gãy, bong gân

 Thận hư tiêu lỏng cũng cần dùng ngay

Khi thấy răng bị lung lay

Lang ben, đầu hói ta hay bôi ngoài

Thực nhiệt thì không nên xài

Huyết hư không ứ chớ nài mà nguy.

 

2. Cẩu tích – rễ cây Culi

Giống lưng con chó tên thì thành ngay

Tính ấm, đắng, ngọt, hơi cay 

Kinh can, kinh thận, hai dây quy vào

Nên bổ can, thận rất cao

Làm khỏe lưng, gối, đánh vào thấp phong

Trị bệnh thận hư đau lưng 

Chân tay yếu mỏi, xương hông đau nhừ

Trị phong hàn thấp tý, tê

 Trị bệnh tiểu tiện hay đi khó cầm

 Chữa bệnh đới hạ, lậu băng 

Hoạt, di tinh nếu được dùng cũng yên

Lông tơ vàng mịn đắp lên

Vết thương, mụn nhọt, máu liền cầm ngay

Kiêng kỵ cần nhớ sau đây:

Thận hư có nhiệt, vị này tránh xa

Những khi miệng đắng, lưỡi khô

Tiểu tiện bí rít uống vô phiền hà.

 

3. Ba kích – rễ cây Ruột gà

Hơi ôn, cay, ngọt, quy về thận kinh

Bổ thận, tráng dương, ích tinh

Giúp mạnh gân cốt cho mình khỏi đau

 Liệt dương thì phải dùng mau

Người thụ thai khó, nhắc nhau đi lùng

Chữa bệnh đau mỏi gối, lưng

Không đều kinh nguyệt nên dùng uống ngay 

Bụng dưới lạnh, đau uống hay

Phong hàn, tê thấp nhớ cây Ruột gà

 Hoạt, di tinh cũng phiền hà

 Tiểu nhiều (lần), tiểu rắt chúng ta phải cần

 Bệnh cao huyết áp nên mần

Âm hư hỏa vượng, táo (bón) ngăn không dùng.

 

4. Dâm dương hoắc thật lạ lùng

Dê ăn, dâm dục bốc hừng hực lên

Từ đó vị thuốc thành tên

Lại còn tên gọi là Tiên linh tỳ 

Kinh can, kinh thận được quy

Có vị cay, ngọt, tính thì lại ôn

Tác dụng ôn bổ mệnh môn

Trừ phong tê thấp, không còn đớn đau

Khả năng “ân ái” tăng mau

Cường gân, tráng cốt, nữ cầu thụ thai

Chữa khi “ân ái” mệt nhoài

Liệt dương phải mạnh phải xài mới an

Chữa khi cảm mạo phong hàn

Gân xương co quắp, tay chân yếu mềm

Bán thân bất toại đừng quên

Hoạt tinh, tê thấp hãy nên tìm dùng

Âm hư hỏa vượng xin ngừng

Mộng tinh, tính dục mạnh đừng uống vô.

 

5. Tỏa dương còn gọi Xà cô

 Dó đất, Hoa đất đều do cùng loài

 Ngọt, ôn, không độc dễ xài

Bổ thận dương mạnh, đồng thời ích tinh

Phục hồi sức khỏe sau sinh

Nhuận tràng, bổ máu, giúp tình dục tăng

 Dùng trị đau mỏi gối, lưng

Táo bón, đới hạ nên dùng rất hay

 Trị khi nhức mỏi chân tay

Nam giới bất lực “chuyện này” uống luôn

Kích thích ăn uống được ngon 

Thận khí hư yếu, dạ con sa hoài

Tỏa dương dùng chữa kịp thời

Đại tiện không táo thì thôi không dùng.

 

6. Lộc nhung còn gọi Mê nhung

Loài hươu, nai đực cho sừng còn non

Có vị ngọt, mặn, tính ôn

Vào kinh can, thận và còn mạnh tim

Sinh tinh, bổ tủy đáng tin

Bổ thận dương được mạnh lên rất nhiều

Giá trị Nhung thật đáng yêu

Cường gân, tráng cốt, giúp điều trị hư

 Chủ trị chứng thận dương suy

Nam giới dương liệt, tinh thì xuất nhanh

Kinh nguyệt bất nhất khi hành

Trị tử cung lạnh khó thành thụ thai

 Băng lậu, đới hạ kéo dài 

 Tinh thần mỏi mệt, ù tai, váng đầu

Gân xương mềm yếu dùng mau

Dùng trị lưng, gối lạnh, đau sẽ lành

Trẻ em chậm lớn da xanh

Nhọt lâu liền miệng, phải tranh thủ dùng

Âm hư hỏa vượng xin đừng

Kiêng kỵ được tốt mới mong an toàn

Lộc nhung còn quý hơn vàng

Xưa kia chỉ giới giàu sang mới dùng.

 

7. Thỏ ty tử – hạt Tơ hồng

Nhập vào can, thận với cùng tỳ kinh

Ngọt, cay, hơi ấm, tính bình

Thận dương được bổ, ích tinh khí nhiều

Dưỡng can cho mắt sáng đều

Kiện tỳ, chỉ tả, góp liều tráng dương

Giúp cho thân thể khang cường

Hồng hào nhan sắc, thọ trường quý thay

 Chữa được nhiều bệnh xưa, nay

Liệt dương, di, hoạt tinh hay được dùng

Chữa đau đầu gối, mỏi lưng

Nhức đầu chóng mặt mắt trông thấy mờ

Tiểu nhiều, tiểu rắt uống vô

Băng đới, tiết tả dùng cho khỏi phiền

Đẻ non tính chất thường xuyên

 Kể cả tiêu khát muốn yên phải mần.

 

8. Tắc kè thuộc bộ Thằn lằn

Cáp giới, Bạch hổ, tên cần nhớ ghi

Kinh phế, kinh thận được quy

Dùng làm thuốc bổ khác gì Nhân sâm

Tính bình, vị mặn, hơi tanh

Bổ phế, bổ thận, ho lành, suyễn ngưng

Chủ trị: gối mỏi, đau lưng

Liệt dương, di, mộng tinh dùng rất hay

Trị người yếu mệt thân gày

Phổi hư, họ máu thuốc này trị yên

Chức năng sinh dục kém bền

Và bệnh tiêu khát đừng quên Tắc kè

Thận dương hư đã gây ra

Nhiều lần đi tiểu thật là khổ tâm

Chứng “ngũ canh tả” phải cần

Dùng luôn, trí não tinh thần thảnh thơi

 Xin có lời dặn mọi người

 Đờm ẩm hen suyễn ta thời phải kiêng.

 

9. Đỗ trọng còn gọi Mộc miên

Ngọt, hơi cay, ấm, quy miền thận, can

Tác dụng làm mạnh xương gân

Bổ can, bổ thận góp phần an thai

 Bình can, huyết áp được lui

Chủ trị nhiều bệnh giúp đời bình yên

 Đau nhức cơ khớp dùng liền 

Liệt dương, tảo tiết: chớ quên vị này

Động thai ra máu dùng ngay

Trị lưng, gối mỏi, chân tay yếu mềm 

Âm đạo ướt, ngứa triền miên

Tiểu tiện bị són hãy nên uống vào

Chữa bệnh huyết áp tăng cao

Thận hư dùng nó thế nào cũng yên

Âm hư hỏa vượng phải kiêng

Mọi người cần nhớ, khỏi phiền về sau.

 

 


Copyright@2019 www.tralaitenanh.com | Thiết kế website : Phương Nam Vina