Giới thiệu về

Giới thiệu

NHÓM "Tri Ân Đồng Đội" CCB- F7-QĐ 4 và CCB P4 Phú Nhuận

* NỖI ĐAU CHIẾN TRANH

Hàng triệu Anh Hùng Liệt Sĩ đã anh dũng hy sinh để Bảo Vệ Tổ Quốc cho Đất nước nở hoa.Nhưng đến nay đã gần nửa thế kỷ,gần hai mươi ngàn ngày nỗi đau của các Mẹ,các Chị,Thân Nhân của những người "Ra đi từ đó không về" chưa được xoa dịu bởi chưa biết các Anh nay đang nằm đâu ???.Chúng tôi chia sẻ cùng Người Đưa Đò mong sớm tìm được các Anh...

Hình ảnh đã thực hiện

Hỗ trợ trực tuyến

hot line
0889256168

Liên hệ quảng cáo

ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(21)

10. Tiên mao còn gọi Sâm cau

Hơi độc, dùng phải nhớ khâu an toàn

Cay, ấm vào thận và can

Tác dụng khu hàn làm bổ thận dương

Trừ thấp, gân cốt tráng cường 

Chữa tử cung lạnh khó đường thụ thai 

Liệt dương, tinh lạnh phải xài

Chữa nhức xương khớp, lưng, đùi mỏi đau

Tiểu không tự chủ dùng mau

Kém ăn, tiêu chảy nhắc nhau phải cần

Tay chân vận động khó khăn

Lạnh bụng, lạnh ngực hãy nhanh uống vào 

Điều trị bệnh huyết áp cao

Cho chị em lúc rơi vào mãn kinh

 Người hỏa vượng nhớ đinh ninh

Tiên mao không dụng thì mình sẽ an

 

11. Tục đoạn thân thảo mọc hoang

Tiếp cốt thảo hoặc Sâm nam cùng loài

Quy vào can, thận trong người

Có vị đắng, ngọt, đồng thời hơi ôn

Tác dụng huyết mạch thông trơn

Giúp bổ can, thận và còn an thai

 Nối liền gân cốt rất tài

Cường gân, tráng cốt giúp người khỏe lên

Lưng, gối đau mỏi chữa yên

Động thai, rong huyết chị em nên dùng

Chấn thương, phong thấp đau sưng

Di tinh, đới hạ, huyết băng rất phiền

Gân, xương đứt, gãy chữa liền

Ung thũng, trĩ, nhọt gắng tìm trị ngay

Kiêng kỵ nghiêm túc thì hay

Âm hư hỏa vượng vị này không chiêu.

 

12. Bổ cốt chi – hạt Đậu miêu

Phá cổ, Cố chỉ cũng đều một thôi

 Vào kinh tỳ, thận trong người

Có vị cay, đắng đồng thời tính ôn

Có công năng bổ mệnh môn

Ấm tỳ, chỉ tả và còn cố tinh

Trị chứng bất nhất nguyệt kinh

Trị dương sự kém, di tinh, đái dầm

Trị đau lưng gối, niệu tần

Trị “ngũ canh tả” do phần dương hư

Còn dùng chữa bệnh ngoài da

Như bệnh bạch biển, cùng là hói trơn

 Âm hư hỏa vượng đang còn

Tiểu máu, táo bón, tốt hơn không dùng.

 

13. Hải mã – Cá ngựa – Hải long

Tính ôn, ngọt, mặn và không độc gì

Kinh can, kinh thận nhập về

Tác dụng ôn thận cùng là tráng dương

Kích thích tình dục, tiêu sưng

Chữa bệnh mỏi gối, đau lưng, trưng hà

Chữa khi khó đẻ thai ra

 Chữa bệnh di niệu do là thận hư

Chữa bệnh nam giới dương nuy

Chữa nữ giới chậm thời kỳ có con

Đinh độc, mụn nhọt dùng luôn

Người già sức yếu mỏi mòn nên ăn

Có thai xin chớ phân vân

Ăn vào nguy hiểm ta cần tránh đi.

 

14. Tử hà sa hay Thai y

Sản phụ khỏe mạnh, thai nhi đầu lòng

Tính ôn, ngọt, mặn dễ dùng

Vào phế, can, thận ở trong thân mình

Bổ khí dưỡng huyết, ích tinh

Nữ khí, huyết thiếu vô sinh nên dùng

Trị chứng gày yếu, cốt chưng

Trị ăn ngủ kém xem chừng mạnh lên

Trị mồ hôi trộm, ho hen

Liệt dương, di, hoạt kém “miền ái ân”

Trị bệnh lao phổi họ hen

Nuôi con thiếu sữa cũng nên ăn vào

Nhau thai bổ dưỡng rất cao

Thực tà, chứng ấy không bao giờ màng.

 

15. Xà sàng tử – quả Giần sàng

Đẳng, cay, hơi độc, bình thường tính ôn

Có mùi hăng hắc, thơm thơm

Tam tiêu và thận nó luôn nhập vào 

Cường dương ích thận rất cao 

Trừ phong, hàn, thấp, tốt sao sát trùng

 Trị chúng bị lạnh tử cung

Khiến cho “chủng tử” vô cùng khó khăn

Dùng trị liệt dương rất cần

 Xích, bạch đới hạ góp phần trị yên

Bộ phận sinh dục ngứa, viêm

Da dẻ ngứa ngáy ta nên dùng ngoài

Phong thấp đau trị kịp thời

Mộng tinh, di, hoạt hãy coi trọng dùng

Thận suy, hỏa bốc xin đừng

Nếu dương cường mạnh ta cùng tránh đi.

 

16. Sa uyển tử – Hạt Hoàng kỳ

Còn gọi Sa uyển Tật lê cùng loài

Vị này phải nhập nước ngoài

Có vị ngọt, đắng, tính thời ấm ôn

 Nó là thuốc của thận, can

Cho nên bổ thận, dưỡng gan tuyệt vời

Có tinh, minh mục giúp người

Gan, thận bất túc dùng thời tốt thay

 Lưng, gối đau nhức trị ngay

Mắt mờ, di, hoạt tinh hay phải cần

Trị tiểu máu, tiểu nhiều lần 

Đới hạ, khái nghịch góp phần trị yên.

 

17. Nhục thung dung được thành tên

Toàn thân những thịt, bổ êm dần dần

Tính ôn, không độc, mặn cam

Quy vào kinh thận, kinh can, đại tràng

Tác dụng bổ thận tráng dương

Và ích tinh huyết, nhuận trường, tiện thông

Chữa bệnh đau mỏi gối, lưng

Nam dương sự kém, hãy dùng tốt thay

Chữa vô sinh nữ rất hay

Dùng phương lấy vị thuốc này làm quân

Gân xương vận động khó khăn

Người già táo bón nên ăn thường ngày

Huyết rong, đới hạ, phiền thay

Tân dịch không đủ, tìm cây này dùng

Dương hư, tiêu chảy xin đừng

Khi thận hỏa vượng cũng không uống vào.

 

18. Hồ đào – Óc chó đó sao

Không độc, ngọt, ấm, quy vào hai kinh

Là kinh phế, thận trong mình

Bổ can, phế, thận, sáp tỉnh, nhuận tràng

Ôn phế, định suyễn, hóa đàm

Kết quả ứng dụng lâm sàng đã ghi

 Ăn vào đen tóc, nhuận da

Bền lưng, chắc gối, tiểu đà được thông

Hư hàn ho suyễn hãy dùng 

Ngâm rửa phần phụ, sát trùng hết viêm

 Đại tiện táo bón dùng liền

Liệt dương, tinh hoạt hãy nên trọng dùng

Phế có đờm nhiệt coi chừng

Hư hàn không phải hãy ngừng thì hay

Ăn nhiều đờm sẽ kéo dày

 Là thứ động khí điều này nhớ ghi.

 

19. Đông trùng hạ thảo lạ kỳ

Mùa hè là cỏ, đồng thì là sâu

Y văn đã viết từ lâu:

Nhân sâm với nó ngang nhau bổ mà

Quy vào phế, thận trong ta

Ngọt, ôn, bổ dưỡng như là ”thuốc tiên”

Giữ cho tinh tủy vững bền

Bổ phế, bổ thận tăng thêm khỏe người

Hóa đàm, chỉ huyết kịp thời

Chữa ”phòng sự” yếu, mồ hôi ra nhiều

Lưng đau, gối mỏi phải chiêu

Hư lao, họ suyễn cũng đều nên ăn

Di tinh chớ có phân vân

Đông trùng hạ thảo góp phần trị yên

Nếu được dùng nó thường xuyên

Sẽ tăng tuổi thọ, hưởng thêm “lộc trời”.

 

20. Dương khởi thạch, dùng lâu rồi

Là thứ đá mỏ thuộc loài Thạch miên

Mặn, ấm, đi vào mệnh môn

Giúp cho ôn bổ và còn tráng dương

Trị chứng tê lạnh gối, lưng

Chữa bệnh bị lạnh tử cung lâu ngày

Liệt dương, tinh thiếu dùng hay

Trưng hà, tích tụ thuốc này trị tan

Trị chứng hạ tiêu hư hàn

Dùng điều kinh thủy lại càng diệu linh

Điều trị phụ nữ vô sinh

Rong kinh, băng huyết chúng mình dùng luôn

 Tiêu trừ nóng lạnh bất thường

Đồng thời còn bổ thận dương rất nhiều

Kiêng kỵ xin nhắn đòi điều

Âm hư hòa vượng ta đều tránh xa.

 

21. Ích trí nhân

Xem phần IX. Thuốc cố sáp,

Mục 2. Thuốc cố tỉnh sáp niệu.

 

22. Phỉ bạch

Xem phần XII. Thuốc lý khí,

 Mục 1. Thuốc hành khí giải uất.

 

23. Quế nhục

Xem phần V. Thuốc khu hàn,

Mục 2. Thuốc hồi dương cứu nghịch.

 

3. Thuốc bổ huyết

Thuốc bổ huyết cần cho ta

Thuốc có tác dụng tạo ra huyết phần

Bệnh do huyết hư rất cần

Huyết có quan hệ can, tâm, thận, tỳ

 Nên khi huyết bị hư suy

Gây nhiều chứng bệnh thường thì khác nhau

Khi dùng cân nhắc trước sau

 Tùy theo chứng bệnh thuốc mau hợp cùng

Cốt sao cơ thể cân bằng 

Cải thiện được các chức năng tâm thần

Huyết hư bị đẩy lùi dần

Cơ thể cường tráng thêm phần vui tươi

Chú ý xin có đôi lời:

Cả khí lẫn huyết đồng thời đều hư

Lấy thuốc bổ khí hợp vô

Huyết hư táo kết phải cho nhuận tràng

Huyết hư tê mỏi nhớ dùng

Thuốc bổ tỳ thổ hợp cùng sẽ tan

Huyết hư thần chí bất an

Kết hợp với thuốc dưỡng tâm, định thần

Bổ huyết kèm thuốc bổ âm

Tác dụng tư bổ có phần tốt hơn

Muốn tránh nê trệ thì nên

Hợp thuốc hoạt huyết và thêm kiện tỳ

Các thuốc bổ huyết xin ghi:

Thục địa, Bạch thược, Đương quy, Tang thầm,

Hà thủ ô – Kê huyết đằng

Cao Ban long được nấu bằng Sừng hươu

A giao đông dược dùng nhiều

Câu kỷ tử phải nhập siêu về dùng

Tử hà sa quý vô cùng

Long nhãn sẵn có khắp vùng Việt Nam.

 

1. Thục địa hay Thục địa hoàng

Chế từ Sinh địa thành mang tên này

Vị ngọt, hơi đắng, ấm thay

 Tâm, can và thận ba dây kinh vào

 Tác dụng bổ huyết rất cao

 Tư âm, tinh tủy dồi dào thêm ra

Chủ trị can, thận âm hư 

Tinh kém, mệt nhọc, đau nhờ gối lưng

Di tinh, triều nhiệt, cốt chưng

Nguyệt kinh bất nhất, băng, rong nên dùng

Huyết hư tim đập thùng thùng

Âm hư đạo hãn nếu dùng sẽ yên

 Râu tóc bạc sớm thấy phiền

Mắt mờ, tai điếc chớ quên vị này

Háo khát, táo bón dùng hay

Tỳ vị hư lạnh tránh ngay không dùng

 

2. Đương quy thuốc quý vô cùng

Còn tên gọi khác nhớ không kẻo nhầm

Xuyên quy cùng với Quy vân

 Và Tần quy nữa ta cần nhớ ghi

Ngọt, cay, tính ấm, thơm ghê

 Tâm, can, tỳ nó quy về ba kinh

 Tác dụng bổ huyết diệu linh

 Hòa huyết, chỉ thống, điều kinh, nhuận trường

 Được dùng phổ biến các phương

Xem như “thánh dược” trị đường phụ khoa

Chủ trị: tâm, can huyết hư

Trị chứng thiếu máu sinh ra nhức đầu

Trị chứng thấy kinh bụng đau

Không đều kinh nguyệt nhắc nhau uống liền

Thai tiền, sản hậu đừng quên

Bế kinh, băng lậu hãy nên tìm dùng

Tức ngực, đau bụng, đau lưng

Tê liệt, táo bón, nhọt ung, trưng hà

Các bệnh do huyết gây ra

Dùng Đương quy chữa ắt là thành công

Sang chấn, té ngã, đau sưng

Đương quy chích rượu nên dùng chữa đi

Mấy điều kiêng kỵ nhớ ghi 

Tỳ vị thấp nhiệt ta thì phải kiêng

Đại tiện lỏng cũng tránh liền

Dùng thuốc đúng bệnh sẽ yên tấm lòng.

 

3. Hà thủ ô (đỏ) – Dạ Giao đằng

Còn tên Dạ hợp và rằng Thủ ô

 Quy kinh, tính vị nhớ cho

Khổ, cam, không độc, chát và hơi ôn

 Quy vào kinh thận, kinh can

Tác dụng dưỡng huyết và làm tóc đen

Bổ can, thận cho khỏe lên

Nhuận tràng, khí huyết được thêm điều hòa

 Can, thận âm kém khổ ta

 Dùng Thủ ô chữa chắc là được yên

 Tóc, râu bạc sớm uống liền

Gối, lưng, đau mỏi chớ quên vị này

Chữa bệnh thiếu máu – người gày

 Di tinh, sốt rét lâu ngày dùng luôn

Làm cho táo bón nhuận trơn

Khí hư, băng huyết, tốt hơn nên dùng

 Tiện huyết, tràng nhạc, nhọt ung

Hà thủ ô chữa sẽ không lo gì

Y văn cũng đã có ghi:

Hà thủ ô trắng nhiều khi cũng cần

Theo như kinh nghiệm nhân dân

Công dụng hai thứ cũng gần như nhau

Giúp sự  "ân ái" bền lâu

Người già trẻ lại, tóc, râu đem vào.


Copyright@2019 www.tralaitenanh.com | Thiết kế website : Phương Nam Vina