Giới thiệu về

Giới thiệu

NHÓM "Tri Ân Đồng Đội" CCB- F7-QĐ 4 và CCB P4 Phú Nhuận

* NỖI ĐAU CHIẾN TRANH

Hàng triệu Anh Hùng Liệt Sĩ đã anh dũng hy sinh để Bảo Vệ Tổ Quốc cho Đất nước nở hoa.Nhưng đến nay đã gần nửa thế kỷ,gần hai mươi ngàn ngày nỗi đau của các Mẹ,các Chị,Thân Nhân của những người "Ra đi từ đó không về" chưa được xoa dịu bởi chưa biết các Anh nay đang nằm đâu ???.Chúng tôi chia sẻ cùng Người Đưa Đò mong sớm tìm được các Anh...

Hình ảnh đã thực hiện

Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ quảng cáo

ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(8)

2. Thuốc hồi dương cứu nghịch

Hồi dương cứu nghịch là bài

Thuốc chữa dương thoát nguy tai đến gần

Gây ra giá lạnh tay chân

 Hư hàn tạng phủ toàn thân lạnh lùng

Bụng sôi, tiết tả, đau lưng

Miệng nôn, dương thoát, nằm giường co ro

Mạch trầm, vi tế, nguy to

Tìm thuốc chữa bệnh trầm kha cho rồi

Phụ tử, Quế nhục thuốc nòi

Hồi dương cứu nghịch dùng thời đã lâu.

 

1. Phụ tử, củ nhánh Ô đầu

Dùng nhiều phương pháp khác nhau chế thành

Cay, ngọt, đại nhiệt không lành

Nhập vào kinh thận và kinh tâm, tỳ

Hồi dương cứu nghịch khỏi nguy

Tán hàn, bổ hỏa cũng vì trợ dương

Trục tà khí: thấp, hàn, phong

Chủ trị dương thoát, dương vong kịp thời

Lưng, gối, xương khớp mỏi rời

Thận dương bất túc tìm nơi Ô đầu

Cước khí thủy thũng chữa mau

Mấy điều kiêng kị nhắc nhau thi hành

Có thai phải kị đã đành

 Dưới mười lăm tuổi cũng phanh không dùng

 Âm hư hỏa vượng xin đừng

Ô đầu, Phụ tử, Thiên hùng kỵ Tương

Khi phối ngũ chớ coi thường

 Tương úy, tương phản nhầm đường là nguy

Ô đầu nó phản Bạch vi

Ô đầu, Bán hạ phối thì phản nhau

Bối mẫu, Bạch cập, Quát lâu

Cả ba đều phản Ô đầu đó nha

Ô đầu kỵ Tê giác mà

Tấn Khi dùng phối thuốc tránh xa kẻo nhầm.

 

2. Quế nhục hay là Quế tâm

Bốn kinh: tâm, thận, tỳ, can nhập vào

Ít độc, cay, ngọt, nhiệt cao

Bổ mệnh môn hỏa ích bao nhiêu điều

Tán hàn ôn lý rất nhiều

Thông kinh, chỉ thống còn kêu nỗi gì

Chủ trị nhiều bệnh đáng ghi:

Tỳ, vị và thận dương suy gây phù

 Tay chân giá lạnh co ro

Bụng đau, tiết tả bởi do lý hàn

Thống kinh, huyết ứ sẽ tan

Hồi dương cứu nghịch lại càng hay hơn

Kiêng kị xin có lời can:

Âm hư hỏa vượng, có mang không dùng.

 

VI. THUỐC TRỤC THỦY

Tính năng trục thủy nói chung

Đưa nước ứ đọng từ trong ra ngoài

Bằng đường nhị tiện rất tài

Chữa chứng phù thũng được bài tiết nhanh

Màng tim, màng phổi trướng sình

Viêm gan cổ trưởng bệnh tình trầm kha 

Dùng thuốc trục thủy sẽ qua

 Cam toại, Đại kích chúng ta tìm dùng

 Nguyên hoa, Đình lịch cùng dòng 

Ba đậu, Thương lục ở trong nhóm này

Khiên ngưu tử trục thủy hay

 Dùng nhóm thuốc này xin nhớ điều sau: 

Thuốc có độc, nên yêu cầu

Bệnh nhân sức yếu nhắc nhau tránh liền

Có thai không dụng sẽ yên

Liều dùng, phối ngũ phải xem rõ ràng

Chỉ định hoặc chống cho tường

Kịp thời xử lý bất thường xảy ra.

 

1. Cam toại: hàn, đắng, (có) độc tà

Quy vào phế, thận, tỳ là ba kinh

Trục thủy tả hạ rất nhanh

Thông lợi nhị tiện, viêm lành, kết tan

Theo như ứng dụng lâm sàng:

Nếu phù, màng phổi dịch tràn, trục ngay

Khó thở do bụng trướng đầy

Nhị tiện bế tắc bệnh này chữa thông

Chữa tích hòn cục bên trong

Đờm gây kinh giật phải long tức thì

Kiêng kị cần phải nhớ ghi:

Không phù, tiêu lỏng, yếu thì không xơi

Cam thảo phản Cam toại rồi

Chị em thai nghén chúng tôi không cần.

 

2. Đại kích có độc, đắng, hàn

Quy vào kinh thận, tỳ, can ba đường

Trục thủy tả hạ cương cường

Cho thông nhị tiện là phương diệu kỳ

Bụng bị đầy trướng phù nề

Tràn dịch màng phổi, tim phù cho tiêu

Đờm ẩm tích tụ ho nhiều

Đại kích giải độc, nhọt đều phải tan

Có thai kiêng dụng sẽ an

Cam thảo, Đại kích nguy nan hợp cùng.

 

3. Nguyên hoa tính dược cho rằng:

Cay, ôn, hơi độc nên đừng coi khinh

Quy về thận, phế, tỳ kinh

Trừ đàm, trục thủy trong mình đưa ra

Chủ trị đàm tích gây ho

Ngực bụng phù trướng uống vô sẽ lành

Nhị tiện bí tắc thông nhanh

Đặc biệt ứ nước tiến hành tiêu đi

Tê thấp co rút tứ chi

Lở loét, ngã nước dùng thì được yên.

Có thai chị em phải kiêng

Cam thảo không được phối Nguyên hoa vào.

 

4. Đình lịch tử – Phiên nương hao

Cay, đắng, rất lạnh quy vào hai kinh

Bàng quang với phế trong mình

 Hành thủy, hạ khí, suyễn bình, đàm tiêu

Lâm sàng ứng dụng đã nhiều:

Phổi bị ủng tắc, thở đều khó khăn

Suyễn cấp, ho có nhiều đàm

 Chữa phù thũng được dễ dàng, tiểu thông

Phổi hư thở gấp nói không

Tỳ hư, phù thũng dửng dưng không cần.

 

5. Khiên ngưu tử

Xem phần IV. Thuốc Tả hạ. 

 

6. Thương lục

Xem phần IV. Thuốc Tả hạ.

 

7. Ba đậu

Xem phần IV. Thuốc Tả hạ.

 

VII. THUỐC TỨC PHONG - AN THẦN - KHAI KHIẾU

Tức phong, khai khiếu, an thần

Thuốc chữa điên giản và phần kinh phong

Chữa mất ngủ, mắt chong chong 

Nói mê nói sảng lung tung, loạn thần

 Có khi bị liệt bán thân

Bất tỉnh nhân sự chẳng phân biệt gì

 Loại thuốc này trong Đông Y

 Phân làm ba loại tiện khi cần dùng

Một là bình can tức phong

Tâm thần không được thăng bằng là hai

Phương hương giúp khiếu được khai

Phải tùy từng bệnh tính bài lập phương

 Giữa chúng có thể hợp thang

Hoặc hợp thuốc khác dễ dàng bệnh thông.

 

1. Thuốc tức phong

Về thuốc Bình can tức Phong

Tiềm dương hết gió và mong giản ngừng

Thích hợp can dương thượng cường

Can phong nội động cũng thường dùng luôn

Khi nghiêng bình can tiềm dương

Khi nghiêng về chứng kinh phong, trấn liền

Những vị dược liệu có tên:

Thuộc gốc động vật được xem tin dùng

Như Linh dương giác, Địa long

Thiền thoái, Toàn yết, Ngô công, Câu đằng

Thạch quyết minh với Ngưu hoàng

Vỏ hàu (Mẫu lệ) và Bạch cương tàm, thiếu đâu

Thiên ma đặc trị nhức đầu 

Bạch tật lê chữa mắt đau kéo màng.

 

1. Vỏ hàu – Mẫu lệ, sống hoang

Hoặc là dùng sống hoặc nung khi cần

 Vị mặn, chát, tính hơi hàn

Quy về thận, đởm, vị, can bốn đường

Tác dụng: bình can tiềm dương

 Nhuyễn kiên, liễm hãn, sáp trường, cố tinh

Chữa can dương thịnh tài tình

 Tự hãn, đạo hãn, di tinh uống liền

Chữa chứng tà nhiệt buồn phiền

Phụ nhân băng, đới hãy tìm uống mau

Kinh giản, loa lịch sưng đau

 Dạ dày đau loét, Vỏ hàu chữa qua.

 

2. Thạch quyết minh – Cửu khổng loa

Mặn, bình, không độc, thuốc ta hay dùng

Kinh can, kinh phế nhập cùng

Thanh can minh mục, chữa màng mộng tan

Tiềm dương, hạ khí tạng can

Váng đầu, xây xẩm, sốt đêm chữa lành

Chữa cả nội chướng thong manh

Phong nhiệt, tiểu rắt, di tinh phải dùng

Lao xương âm ỉ nóng trong

Toan cường, vị thống chữa không khó gì

Người bị hư lạnh vị, tỳ

Không có thực nhiệt quên đi chớ dùng.

 

3. Linh dương giác – Sừng dê rừng

Nằm trong nhóm thuốc tức phong an thần

Không độc, vị mặn, tính hàn

Quy vào tâm hỏa, mộc can hai đường

Tác dụng bình can tức phong

Trấn kinh, thanh nhiệt, giải xong độc tà

Chủ trị: nóng quá nói mê

Can phong nội động giật co, phát cuồng

Nhức đầu, mắt đỏ, liệt dương

Chướng khí, nhọt, ngứa ta thường dùng ngay.

 

4. Câu đằng, cây mọc thành dây

Bình can thanh nhiệt thứ này dùng luôn

Tức phong kinh giản cắt cơn

Tâm bào cùng với kinh can quy về

Tính hàn, ngọt, chát hay ghê 

Ăn trầu với nó thôn quê hay dùng 

Chữa nhiều bệnh khỏi rất mừng

Sốt cao co giật, kinh phong dẹp liền

 Can dương vượng, huyết áp lên

“Câu đằng thang” uống sẽ yên được mà

Chữa cả đầu nhức mắt hoa

Không có phong nhiệt chúng ta không dùng

Khi sắc nên cho sau cùng

Sắc lâu dược lục sẽ không an toàn.

 

5. Bạch cương tàm hay Cương tằm

Là tằm “phải gió” chết nằm trên nong

Thuộc vào nhóm thuốc tức phong

Tính bình, cay, mặn, lành dùng được an

Quy vào tỳ, phế, tâm, can

Tác dụng tán kết, tiêu đàm, tức phong

Đình giản, kinh lạc lưu thông

Chủ trị các chứng do phong tà cường

Trúng phong liệt mặt, họng sưng

Đau răng, kinh giản, viêm quầng, trị tan.

Tràng nhạc nhọt độc sẽ an

Hư không phong độc thì can không dùng

 

6. Thiên ma là thuốc tức phong

Ngọt, bình, không độc, nên dùng được yên

Quy vào phần khí của can

Tức phong trừ giản lại an được thần

Chủ trị phát âm khó khăn

Phong, hàn, thấp tý, tay chân tê bì

Đau đầu hoa mắt dùng đi

Bản thân bất toại Hợp ly thảo dùng

Chữa uốn ván, trẻ kinh phong

Huyết suy không phải trúng phong kiêng dùng.

 

7. Toàn yết còn gọi Toàn trùng

Tính bình, cay, mặn, quy vùng kinh can

Có độc, thận trọng mới an

Giải độc, tán kết, còn làm lạc thông

 Định kinh, chỉ thống, tức phong

Tác dụng Toàn yết thật không ai ngờ

 Chủ trị đau nhức khớp cơ

Bán thân bất toại, liệt đơ mặt mày

Kinh giật co quắp chân tay

Uốn ván, tràng nhạc và hay nhức đầu

Sang lở, nhọt độc dùng mau

Phong do hư huyết bảo nhau không dùng.

 

8. Ngô công, còn gọi Thiên long

Cay, ấm, có độc, dùng trong dè chừng

Quy can, kinh giật sẽ ngưng

 Trúng phong tán kết, nhọt ung hết tà

Chủ trị nhiều bệnh trầm kha

Uốn ván, kinh giản vốn là bệnh nguy

Trúng phong, liệt mặt, thấp tê

Mụn nhọt, đau nhức, áp xe chữa liền

Dùng ngoài hãy nhớ đừng quên

Có thai, thiếu máu, trẻ em không màng.

 

9. Ngưu hoàng, tên khác Đởm hoàng

Vị đắng, tính mát, tâm, can quy và

Tức phong chỉ giản rất cao 

Thanh nhiệt, giải độc tiêu hao hết đàm

Giúp cho định phách, hồn an

Trúng phong bất tỉnh Ngưu hoàng dùng luôn

Sốt cao mê muội phát cuồng

Hầu họng lở loét hợp môn thuốc này

Có thai phải kỵ mới hay

Sinh địa, Long cốt phối gây khôn lường.

 

10. Bạch Tật lê – Gai Ma vương

Đắng, cay, tính ấm, nhập đường phế, can

Thanh Bình can tức phong phải tan

Hành huyết, minh mục, dẹp yên thấp tà

Chữa được nhiều bệnh trầm kha

Trị đau mỏi mắt, trưng hà', đau lưng

Khí nghịch, người ngứa do phong

Sườn đau, tắc sữa, kinh không được đều

Nhức đầu, người yếu gầy nhiều

Tật lê tác dụng hãy kêu về dùng

Huyết hư, khí yếu xin đừng

Có thai cẩn thận phải dừng mới yên.

 

11. Địa long – Giun đất cùng tên

Mặn, hàn: không độc, chỉ phiền hơi tanh

Quy vào tỳ, vị, thận kinh

Định suyễn, thanh nhiệt và bình mộc can

Chữa được nhiều bệnh nguy nan

Trúng phong gây liệt nửa thân con người

Tay chân tê bại rã rời

Sốt rét, sốt nóng quá thời mê man

 Co giật, ho suyễn bất an

Tăng xông, tiểu khó lo toan tìm dùng

Không phải thực nhiệt xin đừng

Theo phép kiêng kỵ ta cùng nhắc nhau.

 

 

 

 

 

 

&


Copyright@2019 www.tralaitenanh.com | Thiết kế website : Phương Nam Vina