vị trí tác dụng các huyệt đạo
Tên Huyệt:
tralaitenanh.comÂM BAO
Tên Huyệt:
Huyệt nằm ở vùng âm, Bao ở đây có ý chỉ là huyệt bao bọc cho tạng bên trong vì huyệt là cửa ngõ (gian) của túc Thiếu Âm Thận và túc Thái Âm Tỳ (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
Huyệt thứ 9 của kinh Can.
Vị Trí:
C
Ở cách lồi cầu trên trong xương đùi 4 thốn, hoặc từ huyệt Khúc Tuyền (C.8) đo lên 4 thốn, giữa cơ rộng trong và cơ may.
Giải Phẫu:
Dưới da là khe giữa cơ may và cơ thẳng trong, cơ khép lớn, cơ rộng trong, mặt trong xương đùi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi để các nhánh của dây thần kinh bịt.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
Chủ Trị:
Trị thắt lưng đau, cơ đùi trong viêm, bụng dưới đau, kinh nguyệt không đều, tiểu khó.
Châm Cứu:
Châm thẳng 1-1, 5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
ÂM CỐC
Tên Huyệt:
Huyệt nằm ở hõm nếp nhượng chân, giống hình cái hang = cốc, lại ở mặt trong chân (mặt phía trong = Âm), vì vậy gọi là Âm Cốc.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 10 của kinh Thận.
+ Huyệt Hợp, thuộc hành Thuỷ .
+ Nơi xuất phát kinh Biệt Thận.
Vị Trí:
Ngồi thõng chân hoặc hơi co gối để nổi gân lên, huyệt ở đầu trong nếp gấp nhượng chân, sau lồi cầu trong xương chầy, trong khe của gân cơ bán gân (gân chắc, nho?) và gân cơ bán mạc (gân mềm, lớn hơn, nằm ở trên).
Giải Phẫu:
Dưới da là khe giữa gân cơ bán gân và gân cơ bán mạc, đầu trên cơ sinh đôi trong, khe khớp nhượng chân.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh hông và dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
Tác Dụng:
Trừ thấp, thông tiểu, tư Thận, thanh nhiệt, sơ tiết quyết khí, lợi hạ tiêu.
Chủ Trị:
Trị khớp gối viêm, mặt trong khớp gối sưng đau, vùng bụng dưới đau, tiểu gắt, tiểu buốt, băng lậu, liệt dương, thoát vị.
ÂM ĐÔ
Tên Huyệt:
Huyệt ở vị trí (vùng) thuộc Âm mà lại là nơi hội tụ của Kinh Thận và mạch Xung, vì vậy gọi là Âm Đô (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Thạch Cung, Thông Quan, Thực Cung.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 19 của kinh Thận.
+ Huyệt giao hội với Xung Mạch.
Vị Trí:
C
Trên rốn 4 thốn, cách tuyến giữa bụng 0, 5 thốn, ngang h. Trung Quản (Nh.12).
Giải Phẫu:
Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, khung tá tràng.
Thần kinh vận động cơ là nhánh thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng - sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.
Chủ Trị:
Trị bụng đau, bụng sôi, bụng đầy tức, hông sườn đau nóng.
Châm Cứu:
Châm thẳng 1 - 1, 5 thốn. Cứu 5 - 7 tráng - Ôn cứu 10 - 15 phút.
Ghi Chú: Không châm khi có thai.
ÂM KHÍCH
Tên Huyệt:
Vì huyệt là Khích huyệt của kinh thủ Thiếu Âm, vì vậy gọi là Âm Khích (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Âm Ky, Thạch Cung, Thiếu Âm Khích, Thủ Thiếu Âm.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 6 của kinh Tâm.
+ Huyệt Khích của kinh Tâm.
+ Huyệt dùng châm trong rối loạn khí của tâm, gây ra do ngưng tuần hoàn.
Vị Trí:
Mặt trước trong cẳng tay, trên nếp gấp cổ tay 0, 5 thốn, ở trong khe gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung nông các ngón tay.
Giải Phẫu:
Dưới da là khe giữa gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung nông các ngón tay, bờ trong gân cơ gấp chung sâu các ngón tay, cơ sấp vuông, xương trụ.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.
Tác Dụng:
Thanh tâm ho?a, an thần chí, cu?ng cố phần biểu, tiềm hư dương.
Chủ Trị:
Trị hồi hộp, vùng tim đau, ngực đau, tim đập mạnh, hồi hộp, ra mồ hôi trộm, chảy máu mũi, nôn ra máu.
Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0, 5 - 0, 8 thốn. Cứu 1 - 3 tráng, Ôn cứu 3 - 5 phút.
ÂM LĂNG TUYỀN
Tên Huyệt:
Huyệt nằm ở chỗ lõm (giống như con suối nhỏ = tuyền) ở dưới đầu xương chầy (giống hình cái gò mả = lăng), ở mặt trong chân (Âm) vì vậy gọi là Âm Lăng Tuyền.
Tên Khác:
Âm Chi Lăng Tuyền, Âm Lăng.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 9 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Hợp, thuộc hành Thuỷ .
Vị Trí:
C
Ở chỗ lõm làm thành bởi bờ sau trong đầu trên xương
chày với đường ngang qua nơi lồi cao nhất của cơ cẳng chân trước xương chày, ở mặt trong đầu gối. Dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi xương cao nhất, đó là huyệt.
Giải Phẫu:
Dưới da là bờ sau-trong và mặt sau đầu xương chầy, chỗ bám của cơ kheo, dưới chỗ bám của cơ bán mạc, mặt trước cơ sinh đôi trong.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau và nhánh của dây thần kinh hông kheo.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
Tác Dụng:
Điều vận trung tiêu, hóa thấp trệ, điều hòa bàng quang.
Chủ Trị:
Trị khớp gối viêm, kinh nguyệt không đều, ruột viêm, di tinh, cổ trướng, tiểu không thông, tiểu dầm.
Châm Cứu:
Châm thẳng (theo mé bờ sau xương ống chân), sâu 1-2 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Tham Khảo:
(” Bệnh ở phía trên và trong cơ thể (thuộc về tạng) phải thủ huyệt Âm Lăng Tuyền” (LKhu 1, 127).
(“Nhiệt bệnh, rốn đau kịch liệt, lan lên ngực và hông sườn đau nhói, châm Dũng Tuyền + Âm Lăng Tuyền “ (LKhu.23, 29).
ÂM LIÊM
Tên Huyệt:
Huyệt nằm ở vị trí gần (liêm) âm hộ, vì vậy gọi là Âm Liêm.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
Huyệt thứ 11 của kinh Can.
Vị Trí:
Để bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, sờ động mạch nhảy ở bẹn, huyệt nằm sát bờ trong động mạch đùi, hoặc dưới nếp nhăn của bẹn 1 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là khe giữa cơ lược và cơ khép nhỡ, cơ khép bé và các cơ bịt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh bịt.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2.
Chủ Trị:
Trị thần kinh đùi đau, vùng thắt lưng và đùi đau, mặt trong đùi đau, chi dưới liệt, kinh nguyệt rối loạn, phụ nữ không con.
Châm Cứu:
Châm thẳng sâu 1-2 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú:
Tránh làm tổn thương bó mạch thần kinh đùi.
Tham Khảo:
(“Đàn bà không con, cứu Âm Liêm 3 tráng vào trước hoặc sau khi có kinh thì dễ có con” (Loại Kinh Đồ Dực).
ÂM THỊ
Tên Huyệt:
Âm chỉ âm hàn thấp; Thị chỉ nơi kết tụ lại. Huyệt có tác dụng trị âm hàn thấp kết tụ, vì vậy gọi là Âm Thị (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Âm Đỉnh.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
Huyệt thứ 33 của kinh Vị.
Vị Trí:
Ở chỗ lõm trên góc trên ngoài xương bánh chè 3 thốn, sát bờ ngoài gân cơ thẳng trước đùi.
Giải Phẫu:
Dưới da là khe giữa cơ thẳng trước và cơ rộng ngoài, cơ rộng giữa, xương đùi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
Tác Dụng:
Thư cân, thông kinh lạc.
Chủ Trị:
Trị chi dưới liệt, khớp gối viêm, hàn sán.
Châm Cứu:
Châm thẳng 0, 5 - 1 thốn, cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
ÂN MÔN
Tên Huyệt:
Huyệt ở nơi vùng nhiều (ân) thịt, lại là cửa (môn) nối giũa huyệt Ủy Trung (Bq.40) và Thừa Phò (Bq.36), vì vậy gọi là Ân Môn (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
Huyệt thứ 37 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí:
Dưới nếp mông 6 thốn, mặt sau xương đùi, điểm giữa khe của cơ bám gân và cơ nhị đầu đùi.
Giải Phẫu:
Dưới da là bờ trong cơ 2 đầu đùi, bờ ngoài cơ bán gân và cơ bán mạc, cơ khép lớn, mặt sau đùi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh hông và nhánh của dây thần kinh bịt.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
Chủ Trị:
Trị lưng và đùi đau, thoát vị đĩa đệm, chi dưới liệt.
Châm Cứu:
Châm thẳng 1 - 1, 5 thốn - Ôn cứu 5 - 15 phút.
BẠCH HOÀN DU
Tên Huyệt:
Bạch = trắng; Hoàn = vòng tròn bằng ngọc; Du = nơi ra vào của khí, nghĩa là huyệt.
Theo người xưa, xương cùng cụt gọi là Bạch hoàn cốt, là nơi mà các đạo gia (người tu) quý như ngọc. Huyệt ở gần chỗ đó, vì vậy gọi là Bạch Hoàn Du (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Ngọc Hoàn Du, Ngọc Phòng Du.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 30 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt quan trọng để trị bệnh phụ khoa (Bạch Hoàn có nghĩa là bạch đới, khí hư).
Vị Trí:
Ngang đốt xương thiêng 4, cách tuyến giữa lưng 1, 5 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là cân của cơ lưng to, chỗ bám của cơ mông to, phía ngoài khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương cùng.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, thần kinh mông trên, nhánh dây thần kinh sống cùng 4.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S3 hoặc S4.
Châm Cứu:
Châm thẳng 1-1, 5 thốn - Cứu 3-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.s
BÀNG QUANG DU
Tên Huyệt:
Huyệt có tác dụng đưa (du) kinh khí vào Phủ Bàng Quang vì vậy gọi là Bàng Quang Du.
Xuất Xứ:
Mạch Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 28 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Bối Du của kinh Túc Thái Dương Bàng Quang, để tán khí Dương ở Bàng Quang.
Vị Trí:
Ngang đốt xương thiêng 2, cách 1, 5 thốn, chỗ lõm giữa gai chậu sau và xương cùng.
Giải Phẫu:
Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống xương cùng 2.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 2.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1 và S2.
Tác Dụng:
Tuyên thông hạ tiêu, khu phong thấp.
Chủ Trị:
Trị vùng thắt lưng và xương cùng đau, tiểu dầm, bệnh về đường tiểu.
Châm Cứu:
Châm thẳng sâu 1 - 1, 5 thốn - Cứu 3-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
BÀO HOANG
Tên Huyệt:
Bào chỉ Bàng Quang. Hoang = màng bọc Bàng Quang. Huyệt ở vị trí ngang với Bàng Quang Du vì vậy gọi là Bào Hoang (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
Huyệt thứ 53 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí:
Tại điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mo?m gai đốt sống cùng 2, cách mạch Đốc 3 thốn, cách Khí Hải Du 1, 5 thốn, nơi cơ mông to.
Giải Phẫu:
Dưới da là cơ mông to, bờ dưới cơ mông nhỡ, bó trên cơ tháp, bờ ngoài chỗ bám cân cơ lưng to.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mông trên và dây thần kinh mông dưới, nhánh của đám rối cùng, nhánh của đám rối cánh tay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
Chủ Trị:
Trị lưng - thắt lưng và vùng xương cùng đau, ruột viêm, bí tiểu, vùng bụng đau.
Châm Cứu:
Châm thẳng 1-1, 5 thốn - Cứu 3-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
BẤT DUNG
Tên Huyệt:
Dung ở đây chỉ sự không tiếp nhận. Huyệt có tác dụng trị bụng đầy trướng không thu nạp được cốc khí để tiêu hóa, vì vậy gọi là Bất Dung (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
Huyệt thứ 19 của kinh Vị.
Vị Trí:
Từ rốn đo lên 6 thốn, ngang ra 2 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, trong ổ bụng là gan.
Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng - sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
Chủ Trị:
Trị thần kinh liên sườn đau, dạ dầy đau.
Châm Cứu:
Châm thẳng 0, 5 - 1 thốn, cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú: Không châm sâu quá vì có thể vào gan gây xuất huyết bên trong.
BỂ QUAN
Tên Huyệt:
Khớp háng (bễ) khi chuyển động, tạo thành khe (quan). Huyệt ở tại thẳng trên khớp này, vì vậy gọi là Bễ Quan (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
Đặc Tính:
Huyệt thứ 31 của kinh Vị.
Vị Trí:
Trong vùng phễu đùi (scarpa), nơi gặp nhau của đường kẻ ngang qua xương mu và đường thẳng qua gai chậu trước trên, nơi bờ trong cơ may và cơ căng cân đùi, trên lằn gối chân 13 thốn, ngang huyệt Hội Âm (Nh.1).
Giải Phẫu:
Dưới da là góc của cơ may và cơ căng cân đùi, cơ thẳng trước đùi, khe của cơ rộng giữa đùi và cơ đái-chậu, xương đùi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi, nhánh của dây thần kinh mông trên, các ngành ngang của đám rối thắt lưng.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2.
Chủ Trị:
Trị chi dưới liệt, nửa người liệt, cơ đái chậu viêm, đùi đau, háng đau, co duỗi chân khó khăn.
Châm Cứu:
Châm thẳng 1 - 1, 5 thốn, cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút
BỈNH PHONG
Tên Huyệt:
Vùng huyệt là nơi dễ chịu (nhận) tác động của phong khí vào. Huyệt có tác dụng trị bệnh liên hệ đến phong khí, vì vậy, gọi là Bỉnh Phong (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 12 của kinh Tiểu Trường.
+ Huyệt giao hội với kinh Đại Trường, Tam Tiêu và Đởm.
Vị Trí:
Bảo người bệnh giơ tay lên, huyệt ở chỗ lõm trên gai xương bả vai, phía thẳng với chỗ dầy nhất của gai xương sống bả vai, trên huyệt Thiên Tông, giữa huyệt Cự Cốt và Khúc Viên.
Giải Phẫu:
Dưới da là cơ thang, cơ trên gai, xương bả vai.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, nhánh của đám rối cổ sâu và nhánh của dây thần kinh trên vai.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
Chủ Trị:
Trị khớp vai đau, bả vai đau, vùng chi trên đau tê.
Châm Cứu:
Châm thẳng sâu 0, 5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú: Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc lan rộng ra chung quanh.
BỘ LANG
Tên Huyệt:
Vùng 2 bên ngực ví như 2 hành lang (lang), đường kinh Thận vận hành (bộ) ngang qua ngực, vì vậy gọi là Bộ Lang (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 22 của kinh Thận.
+ Huyệt nhận được mạch phụ của Xung Mạch.
Vị Trí:
Ở vùng ngực, nơi khoảng gian sườn 5, cách đường giữa ngực 2 thốn, ngang huyệt Trung Đình (Nh.16).
Giải Phẫu:
Dưới da là cơ ngực to, các cơ thẳng to, các cơ gian sườn 5, cơ ngang ngực, mặt trên gan hoặc phổi (bên phải) và tim (bên trái).
Thần kinh vận động cơ là dây ngực to của đám rối thần kinh nách, dây thần kinh gian sườn 5.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5.
Chủ Trị:
Trị ho, suyễn, khí Quản viêm, thần kinh gian sườn đau, màng ngực viêm.
Châm Cứu:
Châm xiên 0, 5 - 0, 8 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú: Không châm sâu quá vì có thể vào gan, phổi hoặc tim.
BỘC THAM
Tên Huyệt:
Huyệt có ý chỉ: khi người đầy tớ quỳ gối xuống (tham dự vào việc cởi giầy cho chủ...) thì lộ huyệt ra, vì vậy gọi là Bộc Tham (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
An Tà, Bột Tham.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 61 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt giao hội với Mạch Dương Kiều.
Vị Trí:
Xác định bờ trên mặt ngoài xương gót chân, huyệt ở sát bờ trên xươnggót, thẳng dưới huyệt Côn Lôn, trên đường tiếp giáp lằn da đổi màu.
Giải Phẫu:
Dưới da là gân cơ mác bên dài và gân cơ mác bên ngắn ở phía trước, gân gót chân ở phía sau, bờ trên xương gót.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chầy su.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
Chủ Trị:
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.
Tác Dụng:
Thanh Tâm ho?a, giáng nghịch, tuyên khí cơ, tán ứ kết.
Chủ Trị:
Trị chi trên liệt, vai lưng đau, thần kinh gian sườn đau, họng đau, sốt cao, táo bón.
Châm Cứu:
Châm thẳng 0, 8 - 1, 2 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Tham Khảo:
(“Huyệt Chi Câu có tác dụng tiết nhiệt ở Tam Tiêu cho nên dùng trị Tam Tiêu tướng hỏa qua thịnh gây ra táo bón. Thường dùng phối hợp với huyệt Chiếu Hải để tả hỏa, bổ hư, tăng dịch” ( Trung Y Cương Mục).
(“ Ngày xưa, đào đất gọi là cấu. Vì nhánh mạch của nó thẳng với huyệt Gian Sử (Tb.5) của kinh thủ Quyết Âm Tâm Bào, đường vận hành mạch khí của nó giống như nước rót vào trong rãnh (câu), vì vậy, gọi là Chi Cấu” (Kinh Huyệt Thích Nghĩa Hội Giải).
CHI CHÍNH
Tên Huyệt:
Chi ở đây là lạc mạch; Chính = Kinh chính, tức là kinh Tiểu Trường. Chi Chiùnh là Lạc Huyệt của kinh Tiểu Trường, nơi lạc mạch tách ra để nhập vào kinh thủ Thiếu Âm Tâm kinh, vì vậy gọi là Chi Chính (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Chi Chánh.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Kinh Mạch’(LKhu.10).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 7 của kinh Tiểu Trường.
+ Huyệt Lạc của kinh Tiểu Trường.
+ Huyệt kiểm soát phần sâu
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- DƯỢC LIỆU NAM TRÀ CAO HUYẾT ĐẰNG
- CAO GẮM NAM DƯỢC LIỆU CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP GOUT
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(26)
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(25)
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(24)
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(23)
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(22)
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(21)
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(20)
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(19)
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(16)
- ĐÔNG DƯỢC DIỄN CA(15)